Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập
Kế hoạch giải tỏa hành lang an toàn đường bộ năm 2024
Lượt xem: 110
Căn cứ Quyết định số 25/2016/QĐ-UBND ngày 05/10/2016 của UBND tỉnh ban hành quy định sử dụng phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ địa phương, tỉnh Sơn La; Quyết định số 3224/QĐ-UBND ngày 15/12/2017 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy chế phối hợp xử lý vi phạm trong quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Sơn La;  Căn cứ Kế hoạch số 179-KH/TU ngày 24/7/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về triển khai thực hiện Chỉ thị số 23-CT/TW ngày 25/5/2023 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới; Kế hoạch số 60/KH-UBND ngày 26/02/2021 của UBND tỉnh về thực hiện Chiến lược Quốc gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Sơn La; Kế hoạch số 180/KH-UBND ngày 30/6/2022 của UBND tỉnh về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2022-2025; Kế hoạch số 142/KH-UBND ngày 27/5/2023 của UBND tỉnh về thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 19/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong tình hình mới; Kế hoạch số 251/KH-UBND ngày 18/10/2023 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Chỉ thị số 23-CT/TW ngày 25/5/2023 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới. Thực hiện Kế hoạch số 10/KH-UBND ngày 16/01/2024 của UBND tỉnh về giải tỏa hành lang an toàn đường bộ trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2024. 

Sở Giao thông vận tải Sơn La ban hành Kế hoạch số 339/KH-SGTVT ngày 26/01/2024 về việc giải toả hành lang an toàn đường bộ năm 2024 như sau: 

1. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật: Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và HLATĐB1 đến các tổ chức và Nhân dân trên địa bàn tỉnh với phương châm “Kiên trì, thường xuyên và liên tục”. Chỉ đạo các đơn vị quản lý, bảo dưỡng thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân vi phạm chấp hành các quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, tự giác tháo dỡ các công trình vi phạm, khôi phục nguyên trạng để đảm bảo an toàn giao thông. Thông qua hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tổ chức phát tờ rơi tuyên truyền, ký cam kết không vi phạm đối với tổ chức, cá nhân dọc trên các tuyến quốc lộ, đường tỉnh.

- Chủ trì thực hiện: Thanh tra Sở, Ban Quản lý bảo trì đường bộ (theo chức năng nhiệm vụ)

- Phối hợp thực hiện: Các phòng, đơn vị thuộc và trực thuộc Sở; các đơn vị liên quan.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm 2024.

2. Phát hiện các vi phạm hành lang an toàn đường bộ: Chỉ đạo các đơn vị quản lý, bảo dưỡng thường xuyên thực hiện công tác tuần đường theo quy định Thông tư số 04/2019/TT-BGTVT ngày 23/01/2019 của Bộ GTVT; phối hợp với chính quyền địa phương thường xuyên kiểm tra, rà soát, kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi xâm hại công trình đường bộ, các hành vi lấn, chiếm, sử dụng trái phép đất của đường bộ, đất HLATĐB ngay từ khi mới phát sinh; tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân tự giác chấm dứt thực hiện hành vi vi phạm, khắc phục hậu quả vi phạm về quản lý, sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và khôi phục lại hiện trạng ban đầu; nếu tổ chức, cá nhân không nghiêm chỉnh chấp hành và tiếp tục vi phạm thì lập biên bản xác nhận các hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (nội dung biên bản cần nêu rõ tên cá nhân, tổ chức, vị trí, lý trình, thời gian, nội dung, phạm vi vi phạm và các tài liệu có liên quan).

a) Đối với vi phạm thuộc phạm vi đất của đường bộ hoặc đất HLATĐB chưa thu hồi, đền bù hoặc có nhiều hành vi vi phạm trong cùng một vụ việc (như trật tự xây dựng, sử dụng đất sai mục đích...), Ban Quản lý bảo trì đường bộ chỉ đạo đơn vị quản lý, bảo dưỡng thường xuyên lập biên bản xác nhận hành vi vi phạm và đề nghị chính quyền địa phương thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý vi phạm trong phạm vi quản lý, xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền (theo quy định tại khoản 4 Điều 52 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 26 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020), theo dõi, tổng hợp tình hình và kết quả xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, báo cáo Sở GTVT (qua phòng Quản lý KCHT giao thông).

- Chủ trì thực hiện: Ban Quản lý bảo trì đường bộ.

- Phối hợp thực hiện: Thanh tra Sở, phòng Quản lý KCHT giao thông (theo chức năng nhiệm vụ).

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm 2024. 

b) Đối với vi phạm thuộc phạm vi đất của đường bộ hoặc đất HLATĐB đã thu hồi, đền bù: Chỉ đạo đơn vị quản lý, bảo dưỡng thường xuyên lập biên bản xác nhận các hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và kịp thời chuyển ngay đến Ban Quản lý bảo trì đường bộ để chỉ đạo tuần kiểm đường bộ kiểm tra, lập biên bản vi phạm việc quản lý, sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, yêu cầu tổ chức, cá nhân dừng hành vi vi phạm, khắc phục hậu quả và khôi phục vị trí ban đầu theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 7 Thông tư số 04/2019/TT-BGTVT ngày 23/01/2019 của Bộ GTVT và gửi về Thanh tra Sở, phòng Quản lý KCHT giao thông để xử lý theo thẩm quyền.

- Chủ trì thực hiện: Ban Quản lý bảo trì đường bộ.

- Phối hợp thực hiện: Thanh tra Sở, phòng Quản lý KCHT giao thông (theo chức năng nhiệm vụ).

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm 2024.

c) Đối với vi phạm thuộc phạm vi đất của đường bộ hoặc đất HLATĐB được phát hiện thông qua thực hiện nhiệm vụ của Tổ công tác thuộc Thanh tra Sở hoặc của tuần kiểm đường bộ thuộc Ban Quản lý bảo trì đường bộ: Phối hợp với chính quyền địa phương, lực lượng chức năng kiểm tra, xác minh, lập biên bản làm việc hoặc biên bản vi phạm hành chính để xử lý theo thẩm quyền. 

- Chủ trì thực hiện: Thanh tra Sở, Ban Quản lý bảo trì đường bộ (theo chức năng nhiệm vụ).

- Phối hợp thực hiện: Các phòng, đơn vị liên quan.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm 2024.

3. Xử lý vi phạm hành lang an toàn đường bộ: Tiếp nhận hồ sơ vụ việc, xử lý vi phạm hành lang an toàn đường bộ đảm bảo theo quy định của pháp luật. Đối với trường hợp vi phạm không nghiêm túc thực hiện hoặc tuỳ theo mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm đề nghị chính quyền địa phương thực hiện các biện pháp cưỡng chế, giải toả theo quy định pháp luật, nhất là đối với những vi phạm lấn, chiếm, sử dụng trái phép đất của đường bộ, đất HLATĐB để xây dựng các công trình, vật kiến trúc, biển hiệu, biển quảng cáo, vật tư, vật liệu, hàng hóa,... gây mất an toàn giao thông, ảnh hưởng đến công trình đường bộ. 

a) Đối với vi phạm thuộc phạm vi đất của đường bộ hoặc đất HLATĐB đã thu hồi, đền bù: Phối hợp với chính quyền địa phương; các lực lượng chức năng; đơn vị quản lý, bảo dưỡng thường xuyên kiểm tra, lập biên bản xử lý vi phạm hành chính, ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền. 

- Chủ trì thực hiện: Thanh tra Sở.

- Phối hợp thực hiện: Phòng Quản lý KCHT giao thông, Ban Quản lý bảo trì đường bộ; các đơn vị liên quan.

 Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm 2024.

b) Đối với vi phạm thuộc phạm vi đất của đường bộ hoặc đất HLATĐB chưa thu hồi, đền bù: Tổng hợp, tham mưu văn bản đề nghị UBND các huyện, thành phố xử lý các trường hợp vi phạm theo Quy chế phối hợp xử lý vi phạm trong quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; theo dõi, đôn đốc kết quả xử lý để tổng hợp, báo cáo theo quy định.

- Chủ trì thực hiện: Phòng Quản lý KCHT giao thông.

- Phối hợp thực hiện: Thanh tra Sở, Ban Quản lý bảo trì đường bộ.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm 2024.

c) Đối với trường hợp sử dụng đất của đường bộ, đất HLATĐB có ảnh hưởng đến an toàn giao thông, an toàn công trình đường bộ đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đúng với mục đích đã được cấp: Tổ chức tiến hành xác định mức độ ảnh hưởng và đề nghị UBND cấp có thẩm quyền thu hồi đất và giải quyết bồi thường, hỗ trợ đối với đất và tài sản gắn liền với đất đã có trước khi hành lang an toàn đường bộ được công bố theo quy định.

- Chủ trì thực hiện: Phòng Quản lý KCHT giao thông.

- Phối hợp thực hiện: Thanh tra Sở, Ban Quản lý bảo trì đường bộ; các đơn vị liên quan.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm 2024.

4. Quản lý hành lang an toàn đường bộ: Phối hợp với chính quyền địa phương xác định ranh giới, phạm vi và quản lý theo quy định, không để xảy ra các trường hợp lấn, chiếm, tái lấn, chiếm, xây dựng công trình trái phép trong phạm vi HLATĐB. Quản lý tốt việc cấp phép xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi đất dành cho đường bộ, đấu nối vào đường bộ đang khai thác theo quy định. 

- Chủ trì thực hiện: Phòng Quản lý KCHT giao thông.

- Phối hợp thực hiện: Thanh tra Sở, Ban Quản lý bảo trì đường bộ (theo chức năng nhiệm vụ).

- Thời gian: Thường xuyên trong năm 2024.

Tải về

Tác giả: A Hùng