Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập
Về việc chủ động ứng phó mưa, lũ, sạt lở đất trên hệ thống đường bộ do Sở Giao thông vận tải được giao quản lý trong mùa mưa 2024
Lượt xem: 109
Thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Công văn số 2054/UBNDKT ngày 15/5/2024 về việc chủ động ứng phó mưa, lũ, sạt lở đất trong mùa mưa 2024; chỉ đạo của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Sơn La tại Công văn số 52/PCTT-VP ngày 15/5/2024 về ứng phó với mưa lớn kèm theo dông, lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Sở Giao thông vận tải ban hành Công văn số 1471/SGTVT-KCHT ngày 16/5/2024 về việc chủ động ứng phó mưa, lũ, sạt lở đất trên hệ thống đường bộ do Sở Giao thông vận tải được giao quản lý trong mùa mưa 2024 yêu cầu Ban Quản lý bảo trì đường bộ và các nhà thầu quản lý bảo trì đường bộ triển khai thực hiện các nội dung sau: 

1. Đối với cầu, đường bộ

- Chủ động theo dõi nắm bắt diễn biến tình hình thời tiết trên địa bàn tỉnh qua các phương tiện thông tin đại chúng để kịp thời có phương án đối phó với các diễn biến bất lợi của thời tiết khí hậu; tăng cường công tác tuần kiểm, tuần đường bám nắm hiện trường kịp thời thông tin diễn biến cầu đường và an toàn giao thông trên tuyến; kiểm tra rà soát và tập trung thực hiện công tác nạo vét khơi thông dòng chảy, cống, cầu, rãnh dọc đảm bảo khả năng thoát nước; rà soát, xây dựng phương án, chuản bị vật tư, vật liệu sẵn sàng gia cố chân khay, tứ nón cầu, cống có nguy cơ xói, lở mất an toàn;

- Rà soát vật tư dự phòng, sẵn sàng sử dụng ứng cứu, đảm bảo giao thông khi xảy ra sự cố sụt trượt, ách tắc trên các tuyến đường bộ được giao quản lý;

- Kiểm tra rà soát các vị trí xung yếu có nguy cơ xảy ra sạt lở cao, các đoạn tuyến nền đường thấp trũng thường xuyên ngập úng, đặc biệt lưu ý các vị trí, đoạn tuyến có mái taluy đá bị phong hóa, đá mồ côi khả năng sạt lở, lăn xuống nền, mặt đường, các vị trí khe nước có lưu lượng lớn chảy tràn qua mặt đường để chủ động bố trí lực lượng cảnh giới, điều tiết giao thông; thực hiện cắm biển cảnh báo nguy hiểm rào chắn kiên quyết không cho người và phương tiện qua lại khi xảy ra sự cố, phối hợp với các lực lượng chức năng tổ chức phân luồng đảm bảo an toàn giao thông;

- Khi ách tắc xảy ra phải kịp thời báo cáo về Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Sở, đồng thời tổ chức triển khai ngay công tác khắc phục hậu quả đảm bảo thông xe trong thời gian nhanh nhất, trong quá trình triển khai phải đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người, thiết bị thi công.

2. Đối với bến phà đường bộ: Kiểm tra các phương tiện, thiết bị phục vụ vượt sông, phương tiện dự phòng chuẩn bị sẵn sàng hoạt động tốt đảm bảo đưa vào sử dụng ngay khi có yêu cầu; bố trí neo, đậu để bảo vệ an toàn cho phương tiện, thiết bị, tài sản; bổ sung thiết bị an toàn giao thông như phao, áo phao cứu sinh, hệ thống neo chằng, kê chèn; dừng hoạt động khi có mưa to, gió lớn không đảm bảo an toàn.

3. Đối với các dự án sửa chữa đường bộ

- Đôn đốc các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án đang thực hiện. Tập kết vật tư, vật liệu, tổ chức thi công gọn, dứt điểm từng đoạn, từng hạng mục, tránh thi công dàn trải kéo dài; bố trí biển báo, rào chắn, người điều khiển giao thông trong phạm vi thi công, không được để ách tắc giao thông. Khi dừng thi công phải thực hiện phân luồng, thu dọn hoàn trả nền, mặt đường và chịu trách nhiệm về công tác trực, bảo đảm giao thông;

- Bố trí biển báo phạm vi dự án nội dung trên biển ghi rõ chủ đầu tư, họ tên chỉ huy trưởng công trường, số điện thoại liên lạc đối với các dự án xây dựng cơ bản hoặc sửa chữa đường bộ để thuận tiện liên lạc khi có tình huống ách tắc xảy ra trong phạm vi dự án; sẵn sàng tham gia hỗ trợ ứng cứu khi cần thiết.

4. Tổng hợp, báo cáo thiệt hại

- Ban QLBT đường bộ có trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị báo cáo khối lượng thiệt hại theo các đợt mưa, trường hợp xảy ra các sự cố sụt, sạt, đá lăn, ngập nước gây ách tắc giao thông để kịp thời nắm bắt thông tin chỉ đạo, xử lý đơn vị thực hiện báo cáo nhanh về Sở (gọi điện, nhắn tin trên nhóm Zalo trực lũ bão, kèm hình ảnh); tổng hợp khối lượng thiệt hại, tình hình khắc phục gửi Sở GTVT ngay sau khi kết thúc đợt mưa (qua phòng Quản lý KCHT giao thông), để tổng hợp báo cáo theo quy định;

- Trong trường hợp mưa lớn kéo dài làm ách tắc giao thông, ảnh hưởng đến kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, các đơn vị được giao quản lý tổng hợp, báo cáo nhanh gửi ngay về Sở GTVT để kịp thời đề xuất phương án xử lý.

Nội dung chi tiết tại đây:

Tải về

Tác giả: A Hùng