Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập
Sở GTVT tuyên truyền về sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản an toàn của tỉnh Sơn La năm 2023
Lượt xem: 423

I. KẾT QUẢ SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN, TIÊU THỤ, XUẤT KHẨU NÔNG SẢN AN TOÀN NĂM 2022

- Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm: 216.775 ha; Tổng diện tích cây lâu năm (Tính cả cây Sơn tra): 113.589 ha; Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt: 122.976 ha (trong đó lúa: 50.241 ha, ngô: 72.735 ha); cây công nghiệp hàng năm: 57.489 ha (Trong đó đậu tương: 358 ha, sắn: 47.031 ha, mía: 10.100 ha); cây công nghiệp lâu năm: 30.237 ha (Trong đó chè: 5.816 ha, cà phê: 18.963 ha, cao su: 5.458 ha); tổng diện tích cây ăn quả và cây sơn tra: 83.001 ha (Trong đó một số loại cây ăn quả chủ yếu như xoài: 19.985 ha; Chuối: 5.802 ha; Dứa: 503 ha; Thanh long: 217 ha; Bơ: 1.162 ha; Chanh leo: 791 ha; Cam: 1.942 ha; Bưởi: 2.480 ha; Mận: 11.736 ha; Nhãn: 19.643 ha; Cây ăn quả khác: 18.740 ha). Sản lượng: Lúa: 209.813 tấn; Ngô: 313.382 tấn; Sắn: 550.828 tấn; Mía: 681.588 tấn; Cao su: 4.560 tấn; Chè búp tươi: 54.045 tấn; Cà phê nhân: 29.649 tấn; Quả và cây sơn tra: 362.140 tấn. 

- Tổng diện tích cây Mắc ca: 817 ha, sản lượng: 132 tấn. Hiện nay Công ty cổ phần Liên Việt Sơn La; Hợp tác xã Mường Giôn; Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Mường Và; Công ty cổ phần Mắc ca Liên Việt Sơn La có diện tích trồng mắc ca trên địa bàn tỉnh.

- Đàn trâu: 115.295 con; Đàn bò thịt: 351.242 con; Đàn bò sữa: 27.210 con; Đàn lợn: 657.369 con; Đàn ngựa: 6.298 con; Đàn dê: 166.263 con; Đàn gia cầm các loại: 7.655 nghìn con; Sản lượng thịt hơi xuất chuồng: 82.250 tấn; Sản lượng sữa tươi: 98.365 tấn.

- Diện tích nuôi trồng thủy sản: 2.960 ha; Số lồng nuôi: 7.288 lồng; Sản lượng thủy sản (Nuôi trồng thuỷ sản: 7.979 tấn; Khai thác thuỷ sản: 1.329 tấn): 9.308 tấn.

- Phát triển chuỗi liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ. Nhiều mô hình doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết với các hộ nông dân, hợp tác xã trong sản xuất gắn với nhà máy chế biến nông sản đang hoạt động có hiệu quả như: Công ty cổ phần Mía đường Sơn La ký kết hợp đồng sản xuất và tiêu thụ mía với gần 10.000 hộ; các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia liên kết với sản xuất, tiêu thụ cà phê với 12.000 hộ; Công ty cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu liên kết với gần 469 hộ nông dân trong chăn nuôi và hàng trăm hộ nông dân trong trồng ngô để phục vụ cho Nhà máy TMR....

- Năm 2022 tiếp tục triển khai 09 dự án hỗ trợ tổ chức, cá nhân phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, gắn với tiêu thụ sản phẩm quả xoài theo hướng hữu cơ trên địa bàn các huyện Mường La, Thuận Châu, Quỳnh Nhai, Phù Yên, Bắc Yên, Mộc Châu, Vân Hồ, Mai Sơn, Yên Châu và thành phố Sơn La với diện tích 308,5 ha; sản phẩm quả cam trên địa bàn huyện Sông Mã, Sốp Cộp với diện tích 18 ha; sản phẩm quả Lê trên địa bàn huyện Mộc Châu, Quỳnh Nhai với diện tích 78 ha Lê VH6; phát triển sản xuất sản phẩm quả na sầu riêng, mít thái liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm quy mô liên huyện.

- Diện tích cây trồng áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt và đảm bảo các tiêu chuẩn tương đương năm 2022 ước đạt 5.917 ha; diện tích cà phê áp dụng 4C, UTZ: 16.542,9 ha cho 14.148 hộ gia đình. Sản lượng các sản xuất áp dụng VietGAP hoặc GAP khác: 3.098 tấn/năm. Sản lượng mật ong sản xuất áp dụng VietGAP hoặc GAP khác: 364 lít/năm. Tổng diện tích sản xuất hữu cơ và theo hướng hữu cơ: 8.217 ha.

- Năm 2022 toàn tỉnh công nhận được 04 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, gồm: 01 vùng chè, 01 vùng chăn nuôi bò sữa tại huyện Mộc Châu; 02 vùng cà phê tại huyện Mai Sơn. Toàn tỉnh đã được cấp 281 mã số vùng trồng, diện tích 4.608,45 ha cây ăn quả phục vụ xuất khẩu và 34 cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Sơn La đang hỗ trợ duy trì, phát triển 250 chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn.

- Hoạt động thu hút đầu tư chế biến nông sản được đẩy mạnh. Toàn tỉnh hiện có trên 500 cơ sở, nhà máy chế biến nông sản, trong đó có 50 cơ sở, nhà máy chế biến nông sản xuất khẩu. Thu hút các doanh nghiệp đầu tư các nhà máy chế biến sản phẩm rau, quả tại tỉnh, gồm: Nhà máy chế biến chanh leo, rau, củ, quả xuất khẩu của Tập đoàn Nafoods tại huyện Mộc Châu; Nhà máy Bảo quản và chế biến sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao của Tập đoàn IC Food Hàn Quốc tại huyện Vân Hồ; Nhà máy Chế biến hoa quả tươi và thảo dược Vân Hồ của Tập đoàn TH tại huyện Vân Hồ; Trung tâm Chế biến rau quả DOVECO Sơn La của Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao. Đồng thời, tỉnh Sơn La cũng hỗ trợ, khuyến khích các HTX, tổ chức, cá nhân phát triển các mô hình sơ chế, chế biến các sản phẩm quả để tăng thời gian dự trữ, bảo quản, tăng giá trị sản phẩm và giảm áp lực cho tiêu thụ quả tươi. 

II. KẾ HOẠCH XUẤT KHẨU NÔNG SẢN NĂM 2023 

1. Chỉ tiêu xuất khẩu chung

Giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu của tỉnh năm 2023 đạt 184 triệu USD, tăng 5,24% so với năm 2022 (Trong đó, sản phẩm nông sản, thực phẩm tham gia xuất khẩu đạt 171,8 triệu USD, tăng 5,29% so với năm 2022) góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn tỉnh, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa và vùng biên giới.

2. Chỉ tiêu xuất khẩu sản phẩm nông sản, thực phẩm

2.1. Sản phẩm trái cây

Số lượng sản phẩm trái cây tham gia xuất khẩu năm 2023 dự kiến đạt trên 18.700 tấn (tăng 0,98% so với năm 2022). Giá trị tham gia xuất khẩu phấn đấu đạt 25,26 triệu USD (tăng 26,15% so với năm 2022). Một số sản phẩm trái cây chủ yếu:

- Sản phẩm Xoài tham gia xuất khẩu đạt 8.000 tấn (gồm 3.000 tấn quả tươi; 3.500 tấn xoài quả tươi đưa vào sơ chế, chế biến xuất khẩu tại các nhà máy ngoài tỉnh; 1.500 tấn sản phẩm xoài IQF, nước ép xoài cô đặc tại Nhà máy chế biến hoa quả của công ty CP thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao). Giá trị sản phẩm xoài tham gia xuất khẩu dự kiến đạt 4,88 triệu USD. Thị trường tham gia xuất khẩu: Trung Quốc, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Mông Cổ.... 

- Sản phẩm Nhãn tham gia xuất khẩu đạt 4.500 tấn sản phẩm (gồm 1.300 tấn nhãn quả tươi, 3.000 tấn long nhãn, 200 tấn nước ép nhãn). Giá trị sản phẩm nhãn tham gia xuất khẩu dự kiến đạt 17,54 triệu USD. Thị trường tham gia xuất khẩu: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc...;

- Sản phẩm Chuối tham gia xuất khẩu đạt 4.500 tấn. Giá trị sản phẩm chuối tham gia xuất khẩu dự kiến đạt 1,37 triệu USD; Thị trường tham gia xuất khẩu: Trung Quốc;

- Sản phẩm Chanh leo tham gia xuất khẩu đạt 1.000 tấn. Giá trị sản phẩm Chanh leo tham gia xuất khẩu dự kiến đạt 1,13 triệu USD. Thị trường tham gia xuất khẩu: Trung Quốc, các nước EU (Pháp, Thụy Sỹ...).

2.2. Nông sản chế biến và các nông sản khác

Dự kiến số lượng sản phẩm nông sản chế biến và nông sản khác tham gia xuất khẩu năm 2023 đạt trên 158.000 tấn (tăng 12,24% so với năm 2022); giá trị nông sản chế biến và nông sản khác tham gia xuất khẩu phấn đấu đạt trên 146,55 triệu USD (tăng 2,37% so với năm 2022). Một số mặt hàng chủ yếu:

- Sản phẩm Chè tham gia xuất khẩu năm 2023 dự kiến đạt 11.100 tấn; giá trị sản phẩm chè tham gia xuất khẩu dự kiến đạt 23,3 triệu USD (tăng 8% so với năm 2022); Thị trường xuất khẩu: Trung Quốc, Đài Loan, Pakistan, Afghanistan, Nhật Bản...

- Sản phẩm Cà phê tham gia xuất khẩu năm 2023 dự kiến đạt 31.500 tấn; giá trị sản phẩm cà phê tham gia xuất khẩu phấn đấu đạt trên 83,1 triệu USD (tăng 0,9% so với năm 2022); Thị trường EU, Bắc Mỹ, Hoa Kỳ, các nước Trung Đông và ASEAN.

- Sản phẩm sắn tham gia xuất khẩu năm 2023 đạt khoảng 94.000 tấn (gồm 60.000 tấn tinh bột sắn; 34.000 tấn các san phâm từ sắn như sắn lát khô…); giá trị sản phẩm sắn tham gia xuất khẩu đạt 35,65 triệu USD (tăng 2,1% so với năm 2022); Thị trường: Trung Quốc.

- Các sản phẩm nông sản chế biến khác (dứa, ngô ngọt, rau chân vịt…) tham gia xuất khẩu năm 2023 dự kiến đạt 2.000 tấn; giá trị tham gia xuất khẩu đạt 375 nghìn USD (tăng 2,2% so với năm 2022). Đơn vị chế biến: Công ty CP thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao. Thị trường xuất khẩu: Trung Quốc, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Mông Cổ..../.

Tác giả: Hải Hoàng