Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập
Sở GTVT tuyên truyền về sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản an toàn của tỉnh Sơn La năm 2020
Lượt xem: 430

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm hàng hóa của tỉnh, nhất là sản phẩm nông sản tiếp tục được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị, trong đó xuất khẩu được xác định là khâu đột phá. Thường trực tỉnh ủy có Kết luận chỉ đạo, HĐND tỉnh ban hành chính sách, UBND tỉnh ban hành kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện; Ban Chỉ đạo 598 tỉnh trực tiếp chỉ đạo; các sở, ngành, Huyện ủy, UBND các huyện xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể; Tổ chức phân công cán bộ chuyên trách phối hợp với các HTX sản xuất và các doanh nghiệp thu gom xuất khẩu - nhất là trong tiêu thụ sản phẩm xoài, nhãn niên vụ 2019.

     Quản lý vùng nguyên liệu tiếp tục có chuyển biến tích cực, đẩy mạnh áp dụng quy trình sản xuất an toàn (VietGap, GlobalGap, các quy trình sản xuất được giám sát chặt chẽ). Hoạt động, chế biến, thu gom, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản năm 2019 dần hình thành theo chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.

     Hoạt động quảng bá, xúc tiến tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm hàng hóa, trọng tâm là sản phẩm nông sản được triển khai tích cực, hiệu quả. Tiếp tục nhận được sự quan tâm, hỗ trợ tích cực của các Bộ, ngành Trung ương(Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Ngoại giao), các tỉnh bạn (Hà Nội, Lào Cai, Lạng Sơn…), các cơ quan thông tấn báo chí trong và ngoài tỉnh(STV, VTV, VOV, Truyền hình nhân dân, Báo Sơn La, Báo Công Thương…), các doanh nghiệp có kinh nghiệm, có đối tác thị trường như Công ty CP Thương mại Duy Khánh, Công ty Cổ phần nông lâm nghiệp Cánh Đồng Vàng, Công ty TNHH Agricare, Công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao; Công ty Cổ phần Thương mại và xuất nhập khẩu GreenPath...

     Năm 2019 sản phẩm hàng hóa, sản phẩm nông sản của tỉnh đã xuất sang 16 nước với 16 sản phẩm nông sản (tăng 4 nước so với năm 2018). Đối với mặt hàng nông sản, tỉnh đã giao cho Công ty Cổ phần Thương mại Duy Khánh và một số HTX làm đầu mối, phối hợp với các doanh nghiệp ngoài tỉnh khắc phục khó khăn, hạn chế, tạo chuỗi khép kín trong sản xuất, cung ứng, tiêu thụ góp phần thực hiện công tác xuất khẩu đạt kết quả khá.

     Giá trị hàng hóa của tỉnh tham gia xuất khẩu đạt 150,2 triệu USD, trong đó giá trị nông sản tham gia xuất khẩu ước đạt trên 140 triệu USD, là một trong ba chỉ tiêu hoàn thành vượt mục tiêu Đại hội XIV Đảng bộ tỉnh đề ra đến năm 2020. Sản phẩm nông sản được triển khai tốt trên cả 3 thị trường (trong tỉnh, trong nước và xuất khẩu), giá trị xuất khẩu nông sản tăng 23,45% so với năm 2018. Sản lượng trái cây tăng so với năm 2018; mở rộng thêm thị trường xuất khẩu (Campuchia, Úc...), giá cả tiêu thụ trong nước và xuất khẩu cơ bản hợp lý. Thu nhập bình quân trên 1 ha đạt từ 150 triệu đồng đến 500 triệu đồng/ha, góp phần nâng cao mức sống của người dân và mở rộng phát triển sản xuất.

     Thông tin chi tiết về kết quả xuất khẩu năm 2019 và kế hoạch xuất khẩu nông sản an toàn của tỉnh năm 2020 như sau:

     I.   KẾT QUẢ XUẤT KHẨU NĂM 2019

     1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo

     -  Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Thông báo kết luận số 1362-TB/TU ngày 29/11/2018 về kết quả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản năm 2018, kế hoạch 2019; Công văn số 4012-CV/TU ngày 22/02/2019 về tiêu thụ, xuất khẩu nông sản thực phẩm năm 2019. Trong đó, tiếp tục xác định xuất khẩu nông sản là khâu đột phá trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản năm 2019;

     HĐND đã ban hành Nghị quyết số 114/2019/NQ-HĐND ngày 28/8/2019 về sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số nội dung HĐND tỉnh giao Thường trực HĐND thực hiện nhiệm vụ của HĐND tỉnh tại 06 Nghị quyết của HĐND tỉnh là văn bản quy phạm pháp luật. Trong đó, bãi bỏ Khoản 2, Điều 3 Nghị quyết số 76/NQ -HĐND ngày 04/4/2018 về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản, thực phẩm an toàn trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2018 - 2021;

     Ban Thường vụ tỉnh ủy, Thường trực HĐND tỉnh, UBND tỉnh, Thường trực huyện ủy, UBND các huyện, thành phố đã tổ chức các đoàn học tập kinh nghiệm, khảo sát thị trường, xúc tiến thương mại tiêu thụ, xuất khẩu nông sản trong nước, nước ngoài. Qua khảo sát, xúc tiến đã ký kết và triển khai biên bản ghi nhớ, thỏa thuận hợp tác với một số doanh nghiệp lớn có kinh nghiệm, có đối tác tiêu thụ, xuất khẩu nông sản góp phần quan trọng tạo chuyển biến đột phá trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản của tỉnh năm 2019 và các năm tiếp theo (Công ty CP thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao, Công ty cổ phần nông lâm nghiệp Cánh đồng vàng, Tập đoàn Quế Lâm…).

     UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo các ngành, các huyện, thành phố triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp khuyến khích, hỗ trợ sản xuất, sơ chế, chế biến, cung ứng, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản của tỉnh; xác định vị trí quan trọng của thị trường xuất khẩu trong tiêu thụ nông sản, phát huy tác động tương hỗ giữa các thị trường tiêu thụ. Trên địa bàn tỉnh đã hình thành vùng nguyên liệu rau, cây ăn quả với diện tích canh tác và chất lượng sản phẩm từng bước đáp ứng được yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.

     UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 15/KH-UBND ngày 08/01/2019 về xuất khẩu sản phẩm hàng hóa của tỉnh Sơn La năm 2019 và nhiều văn bản triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện các chủ trương của Ban Thường vụ tỉnh ủy; Phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Ngoại giao và các đơn vị thuộc Bộ, ngành Trung ương về đẩy mạnh tiêu thụ, xuất khẩu nông sản; làm việc với các Tham tán thương mại Đại sứ quán Trung Quốc, Đại sứ quán Úc, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) về hỗ trợ tuyên truyền, quảng bá , giới thiệu đơn vị xuất khẩu nông sản; hợp tác với Học viện Nông nghiệp, các cơ quan nghiên cứu, các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp có đối tác thị trường, có kinh nghiệm trong phát triển vùng nguyên liệu, chế biến, xuất khẩu nông sản.

    - Ban Chỉ đạo 598 (Tỉnh ủy) đã chỉ đạo các ngành thành viên, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các sở, ngành triển khai nghiêm túc chủ trương của Ban Thường vụ tỉnh ủy, Kế hoạch của UBND tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến tiêu thụ, xuất khẩu. Hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp, HTX trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản; Làm việc với các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế có năng lực, kinh nghiệm và thị trường xuất khẩu phối hợp, hỗ trợ tỉnh Sơn La như Công ty TNHH Agricare, Công ty CP GreenPath, Công ty TNHH TMDV&XNK Vina T&T, Công ty CP nông lâm nghiệp Cánh đồng vàng (Lạng Sơn), Công ty CP thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (Ninh Bình)… Làm việc với lãnh đạo các siêu thị lớn như BigC, Lotte, Aeon, Vinmart, Hapromart… để đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá và kết nối tiêu thụ nông sản trong đó có sản phẩm Xoài, Nhãn.

     Ban Thường vụ Huyện ủy, UBND các huyện đã ban hành Kết luận, duy trì tổ công tác, xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện xuất khẩu nông sản, trái cây (tập trung cao cho Kế hoạch tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm Xoài trong tháng 6 - 7/2019, sản phẩm Nhãn từ tháng 7-9/2019); chủ động phối hợp với các sở, ngành, doanh nghiệp xuất khẩu triển khai kế hoạch thu hái, sơ chế, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản.

     2. Kết quả sản xuất hàng hóa phục vụ chế biến, xuất khẩu

     2.1. Tình hình phát triển sản xuất nông sản, cây ăn quả

     Năm 2019, tổng diện tích nông sản, cây ăn quả chính của tỉnh đạt 147.272 ha, với sản lượng trên 1,488 triệu tấn, trong đó hàng nông sản, nông sản chế biến phục vụ xuất khẩu đạt 147.166 tấn, tăng 55.219 tấn so với năm 2018.

     Diện tích cây ăn quả và cây sơn tra là 70.327 ha ( tăng gần 13.000 ha so với năm 2018), sản lượng quả năm 2019 ước đạt 246.970 tấn. Diện tích nông sản khác đạt 76.536 ha, với sản lượng 1,25 tiệu tấn, với một số cây trồng chủ yếu:

     a) Cây Xoài: Diện tích: 15.550 ha, ước sản lượng năm 2019 đạt 31.276 tấn. Các giống xoài gồm: Xoài tròn, xoài hôi, các giống mới (Xoài GL4, GL3, xoài Thái Lan …) có năng suất cao, chất lượng tốt. Sơn La là tỉnh sản xuất xoài chủ yếu tại Miền Bắc (chiếm hơn 58%), địa phương đi đầu đã và đang bổ sung, phát triển một số giống xoài mới, có giá trị tham gia xuất khẩu.

     b) Cây Nhãn: Diện tích: 16.647 ha; ước sản lượng năm 2019 đạt 70.258 tấn. Các giống nhãn gồm: Nhãn lồng Hưng Yên, giống nhãn chín sớm (PH-S99-1.1, PH-S99-2.1, chín muộn (PH-M99-1.1, PH-M99-2.1) cho năng suất cao. Hiện nay Sơn La là tỉnh sản xuất nhãn lớn nhất miền Bắc.

      c) Cây Sơn Tra: Diện tích: 12.216 ha, ước sản lượng năm 2019 đạt 16.151 tấn.

     d) Cây Mận, mơ: Diện tích: 10.371 ha, ước sản lượng năm 2019 đạt 47.988 tấn. Các giống mận trên địa bàn tỉnh Sơn La: Mận hậu, mận tam hoa, mận cơm,….

      đ) Cây Chanh leo có tổng diện tích đạt 2.128 ha, ước sản lượng năm 2019 đạt 14.034 tấn.

      e) Cây Bơ: Diện tích: 1.034 ha, ước sản lượng năm 2019 đạt 3.493 tấn. Một số giống bơ chính: bơ Booth 7, bơ sáp ...

    k) Cây Chuối: Diện tích: 4.612 ha, ước sản lượng năm 2019 đạt 37.838 tấn.

     Tổng diện tích cây ăn quả rải vụ, trái vụ ước thực hiện năm 2019 là 380,47 ha (trong đó trên cây nhãn là 183,47 ha, trên cây ăn quả khác 197,0 ha).

     g) Cây Cà phê: diện tích 17.202 ha, sản lượng cà phê nhân đạt 23.625 tấn

     h) Cây Chè: diện tích 5.160 ha, sản lượng chè tươi đạt 40.556 tấn

     k) Cây sắn: diện tích 36.602 ha, sản lượng sắn củ đạt 439.224 tấn

     2.2. Công tác cấp giấy chứng nhận phục vụ sản xuất hàng hóa xuất khẩu

     Năm 2019, toàn tỉnh có 110 cơ sở áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP, GlobalGAP, gồm: 94 cơ sở trồng trọt (rau, củ, cây ăn quả, chè, cà phê) được cấp giấy chứng nhận VietGAP, 01 cơ sở được cấp giấy chứng nhận GlobalGAP, với tổng diện tích 1.510,3 ha, sản lượng 22.997,5 tấn/năm; 06 cơ sở chăn nuôi được cấp giấy chứng nhận VietGAP với quy mô 26.500 con gia súc, gia cầm và 1.945 đàn ong; 09 cơ sở nuôi thủy sản thương phẩm được cấp giấy chứng nhận VietGAP với quy mô 1.069 lồng nuôi cá.

     Lũy kế đến nay toàn tỉnh đã có 2.661,68 ha cây trồng được cấp giấy chứng nhận VietGAP còn hiệu lực, so với năm 2018 tăng 1.510,3 ha.

     Tính đến tháng 12 năm 2019 toàn tỉnh có 163 mã số vùng trồng cây ăn quả, bao gồm: 50 mã số vùng trồng cây ăn quả xuất khẩu sang thị trường (Mỹ, Úc...) được Trung tâm kiểm dịch sau nhập khẩu - Cục Bảo vệ thực vật cấp, trong đó: nhãn 33 mã; xoài 14 mã; mận 02 mã; bơ 01 mã); 113 mã vùng trồng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, trong đó: nhãn 62 mã; xoài 30 mã; thanh long 01 mã; bơ 01 mã; mận 07 mã; chanh leo 04 mã; chuối 04 mã; dâu tây 02 mã; cây có múi 02 mã.

     Tổng sản lượng nông sản, cây ăn quả đủ điều kiện xuất khẩu năm 2019 đạt 83.260 tấn, trong đó sản phẩm cây ăn quả đạt 62.783 tấn, sản phẩm nông sản khác đạt 20.477 tấn, trong đó Cà phê nhân đạt 17.630 tấn, chè đạt 1.200 tấn, rau các loại đạt 8.947 tấn.

     2.3. Sản xuất sản phẩm công nghiệp

     Giá trị sản xuất công nghiệp(Giá hiện hành) năm 2019 ước đạt 19.478 tỷ đồng bằng 88% so với cùng kỳ. Trong đó: Ngành khai khoáng 194 tỷ đồng (chiếm 1%; ngành CN chế biến 6.779 tỷ đồng (chiếm 34,8%); ngành SX, PP điện 12.286 tỷ đồng (chiếm 63%); ngành CN nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải nước 228 tỷ đồng (chiếm 1,2%).

     - Trong đó các sản phẩm công nghiệp tham gia xuất khẩu chủ yếu gồm: + Xi măng đạt 490.000 tấn, tăng 4% so với năm 2018;

     + Sản phẩm dệt may giá trị ước đạt 10 triệu USD; + Điện thương phẩm ước đạt 603 triệu KWh.

     3. Hoạt động đầu tư cơ sở chế biến

     3.1. Các nhà máy đang hoạt động

    - Trên địa bàn tỉnh có 47 cơ sở, xưởng, nhà máy (cơ sở) chế biến nông sản xuất khẩu, sản lượng trên 150.000 tấn sản phẩm/năm, trong đó 80% sản phẩm tham gia xuất khẩu cụ thể một số cơ sở chế biến nông sản xuất khẩu như sau:

     Sản xuất chè 35 cơ sở. Công suất chế biến trên 12.000 tấn/năm, sản lượng chè chế biến năm 2019 khoảng 9.000 tấn, trong đó khoảng 8.620 tấn tham gia xuất khẩu, với giá trị xuất khẩu khoảng 17,24 triệu USD.

     + Sản xuất đường có 01 Nhà máy. Niên vụ 2018 - 2019, sản lượng 57.000 tấn. Năm 2019, ước xuất khẩu 15.000 tấn với giá trị khoảng 07 triệu USD.

     Sản xuất tinh bột sắn: 02 Nhà máy tại Mai Sơn (Nhà máy tinh bột sắn của Công ty CP chế biến nông sản Phú Yên - Chi nhánh Sơn La và Công ty CP chế biến nông sản BHL); Công suất 300 tấn tinh bột/ngày. Sản lượng 60.000 tấn tinh bột/năm; Dự kiến xuất khẩu: 60.000 tấn tinh bột sắn/năm, với giá trị xuất khẩu khoảng 27 triệu USD.

     Nhà máy chế biến Chanh leo, rau, củ, quả xuất khẩu của Công ty CP Nafoods Tây Bắc tại huyện Mộc Châu. Công suất chế biến 10.000 tấn rau, quả/năm. Năm 2019, nhà máy xuất khẩu 150 tấn sản phẩm chanh leo chế biến sang thị trường các nước EU.

     Sản xuất cà phê nhân: có 5 cơ sở sơ chế, chế biến cà phê nhân công suất trên 30 tấn cà phê nhân/ngày (2 cơ sở của Công ty CP chế biến cà phê Minh Tiến, 01 cơ sở HTX Bích Thao, 02 cơ sở của Cty TNHH Cát Quế) niên vụ 2018 -2019 chế biến khoảng 24.000 tấn.

     Nhà máy chế biến sâu tinh chế cà phê từ sản phẩm cà phê Sơn La - Công ty CP Phúc Sinh tại xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn. Nhà máy vận hành sản xuất trong tháng 11 năm 2018. Công suất nhà máy: 20.000 tấn quả tươi/1 vụ (5.000 tấn cà phê nhân). Năm 2019 Nhà máy chế biến, xuất khẩu khoảng 2.500 tấn cà phê nhân với giá trị xuất khẩu trên 5 triệu USD.

     + Nhà máy dâu tằm tơ Mộc Châu, sản lượng 12 tấn tơ tằm/năm; sản phẩm chủ yếu phục vụ xuất khẩu.

     Nhà máy chế biến mủ Cao su của Công ty cổ phần Cao su Sơn La tại huyện Thuận Châu. Công suất nhà máy: 9.000 tấn/năm (trong đó giai đoạn I là 3.000 tấn/năm; giai đoạn II là 6.000 tấn/năm). Nhà máy khánh thành đi vào hoạt động trong tháng 11/2018. Năm 2019 nhà máy chế biến khoảng 2.000 tấn mủ cao su sau chế biến/năm, với giá trị xuất khẩu khoảng 2,9 triệu USD.

     3.2. Tình hình thu hút đầu tư nhà máy chế biến

     Năm 2019, trên địa bàn Tỉnh có 02 dự án đầu tư, trong đó có 01 nhà máy đi vào hoạt động trong năm 2019; 01 nhà máy dự kiến hoàn thành trong năm 2020, gồm các dự án sau:

     Nhà máy chế biến, bảo quản nông sản công nghệ cao của Công ty SI Vân Hồ tại huyện Vân Hồ. Công suất nhà máy chế biến 1.800 tấn rau tươi/năm. Nhà máy đi vào hoạt động từ tháng 12 năm 2019, Dự kiến xuất khẩu 100% sản phẩm. Giá trị xuất khẩu khoảng 7,895 triệu USD/năm.

     Nhà máy chế biến rau quả và đồ uống công nghệ cao của Công ty CP chế biến thực phẩm công nghệ cao - Tập đoàn TH tại huyện Vân Hồ. Công suất nhà máy: 18.000 - 20.000 chai/giờ, với giá trị xuất khẩu dự kiến khoảng 2,105 triệu USD. Tiến độ do có điều chỉnh công nghệ, công suất, dự kiến sản xuất trong Quý I năm 2020.

     4. Công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến thương mại xuất khẩu

     4.1. Công tác tuyên truyền

     Xuất bản và phát hành ấn phẩm “Nông sản Sơn La an toàn và xuất khẩu” năm 2019 (bằng 03 thứ tiếng: Tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Trung Quốc) với số lượng 2.000 cuốn, cung cấp các thông tin, hình ảnh khái quát nhất về các sản phẩm cây ăn quả, nông sản đặc trưng của tỉnh.

     Xây dựng và phát hành phóng sự “Nông sản Sơn La hội nhập với thị trường thế giới” năm 2019 với phụ đề bằng 02 thứ tiếng (tiếng Anh và tiếng Trung) nhằm quảng bá, giới thiệu các sản phẩm trái cây, sản phẩm nông sản đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, Organnic của tỉnh Sơn La, được phát trên Đài Phát thanh, truyền hình Sơn La; phục vụ tuyên truyền quảng bá tại các Hội nghị, các tuần hàng, các sự kiện trong và ngoài nước;

     Uỷ ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các ngành phối hợp với các cơ quan báo chí tuyên truyền như: Đài truyền hình Việt Nam (VTV1, VTV2, VTV5); Đài Phát thanh và truyền hình Sơn La (STV), Báo Sơn La, Báo Công Thương, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Nông thôn Ngày nay, Đài PTTN Hà Nội… thực hiện các chuyên trang, chuyên mục, đưa tin về các tuần hàng, hội nghị, hội thảo giới thiệu, quảng bá, xúc tiến thương mại đối với sản phẩm cây ăn quả, sản phẩm nông sản của tỉnh;

     Tiếp tục triển khai thực hiện chuyên mục “Nông sản Sơn La an toàn và xuất khẩu” trên cổng thông tin điện tử của các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố; thường xuyên cập nhật thông tin, nhằm tuyên truyền, quảng bá sản phẩm nông sản của tỉnh;

     Thường xuyên cập nhật các quy định về xuất nhập khẩu, thương mại quốc tế từ các Bộ, ngành Trung ương; các nước nhập khẩu lớn của tỉnh… Đăng tải thông tin trên cổng thông tin điện tử của Sở để doanh nghiệp, HTX của tỉnh định hướng sản xuất, chế biến…; sản phẩm sản xuất ra đáp ứng các yêu cầu của thị trường trong nước và nước ngoài;

     4.2. Công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm

     - Phối hợp tổ chức thành công Hội nghị xúc tiến tiêu thụ sản phẩm nông sản an toàn tỉnh Sơn La sang thị trường Trung Quốc tại tỉnh Lạng Sơn năm 2019;

     Năm 2019, trên địa bàn tỉnh Sơn La đã tổ chức 13 Hội chợ thương mại – du lịch. Tổ chức 08 sự kiện xúc tiến thương mại như Tuần lễ nông sản an toàn tỉnh Sơn La tại các siêu thị, trung tâm thương mại lớn của thành phố Hà Nội, Thanh Hóa như Tuần lễ “Dâu tây và nông sản an toàn Sơn La năm 2019” tại Siêu thị BigC Thăng Long từ ngày 18/01 đến ngày 20/01/2019; Tổ chức “Tuần lễ Mận và nông sản an toàn Sơn La năm 2019” tại Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp Hà Nội từ ngày 22/5 đến ngày 26/5/2019; “Tuần lễ Nhãn và nông sản an toàn tỉnh Sơn La năm 2019” tại Siêu thị Big C Thăng Long Hà Nội, ngày 19-23/7/2019; “Tuần lễ Xoài và nông sản an toàn tỉnh Sơn La năm 2019” tại Siêu thị Co.opmart thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa từ ngày 6/6 đến ngày 10/6/2019…

     Tổ chức Lễ khai trương Khu trưng bày, giới thiệu nông sản an toàn, quảng bá du lịch và xúc tiến đầu tư tỉnh Sơn La tại Nhà Khách Sơn La – 378 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội (tháng 9/2019), Nhà nổi – khu cầu 308 thành phố Sơn La (tháng 11/2019).

     Tổ chức Lễ hội Xoài Yên Châu gắn với Lễ Công bố xuất khẩu sản phẩm xoài sang thị trường Trung Quốc, Anh, Úc năm 2019 (ngày 30/5 – 1/6/2019); Ngày hội Nhãn Sông Mã gắn Lễ công bố xuất khẩu sản phẩm Nhãn Sơn La sang thị trường các nước năm 2019 (ngày 02/8-03/8/2019).

     Trong năm 2019, nhằm phục vụ cho Lễ Khai trương cặp cửa khẩu phụ Nậm Lạnh (Việt Nam) – Mường Pợ (Lào), Tỉnh đã tổ chức 05 gian hàng trưng bày các sản phẩm đặc trưng của địa phương, hàng bách hóa, tiêu dùng phục vụ đời sống và sản xuất của nhân dân (02 gian hàng của thương nhân tỉnh Hủa Phăn, 03 gian hàng của thương nhân tỉnh Sơn La).

     5. Kết quả xuất khẩu năm 2019

 Tổng giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu năm 2019 của tỉnh Sơn La ước đạt 150,24 triệu USD, trong đó:

     Giá trị nông sản tham gia xuất khẩu ước đạt 140,16 triệu USD, chiếm 93,29% giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu, tăng 23,45% so với năm 2018, đạt 98,77% so với Kế hoạch xuất khẩu năm 2019.

     - Giá trị xuất khẩu hàng công nghiệp ước đạt 10,08 triệu USD (chiếm 6,71% giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu, tăng 4,1 lần so với năm 2018).

     5.1. Sản phẩm trái cây

     Sản phẩm trái cây tham gia xuất khẩu ước đạt trên 20.795 tấn (tăng 18,82% so với năm 2018), giá trị sản phẩm trái cây tham gia xuất khẩu ước đạt 17,94 triệu USD (tăng 28,72% so với năm 2018, đạt 99,74% so với kế hoạch xuất khẩu năm 2019). Kết quả xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu như sau:

     -    Sản phẩm Xoài xuất khẩu: 6.091 tấn, giá trị 4,45 triệu USD; xuất khẩu sang thị trường Úc, Trung Quốc, Anh...

     -    Sản phẩm Nhãn đạt 7.400 tấn; giá trị xuất khẩu ước đạt 9,26 triệu USD; thị trường xuất khẩu: Trung Quốc.

     -    Sản phẩm Chanh Leo xuất khẩu khoảng 2.000 tấn, giá trị đạt 2,45 triệu USD; Xuất sang Trung Quốc, các nước EU (Pháp, Thụy Sĩ, Ba Lan...).

     -    Sản phẩm Chuối xuất khẩu sang Trung Quốc khoảng 4.377 tấn, giá trị đạt 1,1 triệu USD;

     -    Sản phẩm Mận Hậu xuất khẩu sang Trung Quốc, Campuchia đạt 918 tấn, giá trị xuất khẩu ước đạt 0,66 triệu USD.

     -    Sản phẩm Thanh Long ruột đỏ ước đạt 9,5 tấn, giá trị đạt 11,44 nghìn USD; thị trường xuất khẩu: Trung Quốc. Do áp dụng các quy trình sản xuất nông nghiệp an toàn, sản phẩm Thanh long ruột đỏ hiện đang tiêu thụ rất tốt tại thị trường trong nước, được người tiêu dùng đánh giá cao.

    5.2. Sản phẩm nông sản chế biến

     Sản phẩm nông sản chế biến và nông sản khác tham gia xuất khẩu ước đạt trên 118.513 tấn, giá trị tham gia xuất khẩu ước đạt 122,21 triệu USD (tăng 22,71% so với năm 2018, đạt 96,73% so với kế hoạch xuất khẩu năm 2019). Kết quả xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu như sau:

     -     Sản phẩm Chè: ước đạt 8.621 tấn, giá trị đạt 17,24 triệu USD. Thị trường: Đài Loan, Pakistan, Apganistan, Nhật Bản, Trung Quốc…;

     -    Sản phẩm Cà phê: ước đạt 30.000 tấn, giá trị xuất khẩu ước đạt 63 triệu USD. Thị trường EU, Hoa Kỳ, UAE, Ấn Độ...;

     -   Sản phẩm Tinh bột sắn: ước đạt 60.000 tấn, giá trị khoảng 27 triệu USD; Thị trường xuất sang Trung Quốc… (TĐ sản lượng tinh bột sắn quy đổi là 20.000 tấn).

     -    Sản phẩm Đường: ước đạt 15.000 tấn, giá trị khoảng 07 triệu USD. Thị trường xuất khẩu sang Trung Quốc…

     -   Sản phẩm Tơ tằm: xuất khẩu 12 tấn sang thị trường Ấn Độ với giá trị đạt 620,7 nghìn USD;

     5.3. Sản phẩm công nghiệp

Giá trị xuất khẩu hàng công nghiệp ước đạt 10,08 triệu USD (chiếm 6,71% giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu, tăng 4,1 lần so với năm 201 8). Kết quả xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu như sau:

     -   Xi măng: ước đạt 220.000 tấn, giá trị khoảng 7,8 triệu USD; Thị trường xuất khẩu: Lào, Trung Quốc;

     -  Sản phẩm dệt may xuất khẩu sang Ấn Độ với giá trị ước đạt 900 nghìn USD;

     -  Điện thương phẩm xuất khẩu sang Lào với giá trị ước đạt 600 nghìn USD;

     II. KẾ HOẠCH XUẤT KHẨU NĂM 2020

     1. Mục tiêu

     Xây dựng kế hoạch sản xuất sản phẩm hàng hóa phục vụ xuất khẩu chi tiết, cụ thể, trọng tâm là các sản phẩm nông sản, nông sản chế biến; phát triển sản xuất sản phẩm công nghiệp chế biến phục vụ xuất khẩu trực tiếp:

     Xây dựng vùng nguyên liệu đáp ứng nhu cầu thị trường và xuất khẩu. Tập trung phát triển cây ăn quả, nâng diện tích cây ăn quả trên địa bàn tỉnh năm 2020 đạt 100.000 ha, diện tích cây ăn quả áp dung quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP, GlobalGAP…) đạt 20.000 ha. Tăng cường quản lý, chỉ đạo thực hiện quy trình sản xuất an toàn (VietGAP, GlobalGAP, …). Đẩy mạnh tiến độ cấp mã vùng trồng và diện tích sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn an toàn của thị trường nước xuất khẩu.

     Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu các sản phẩm hoàng hóa của tỉnh, trọng tâm là các sản phẩm nông sản có tiềm năng, lợi thế về điều kiện sản xuất, khí hậu, thổ nhưỡng,… tăng sản phẩm xuất khẩu (Cá tầm, Sơn Tra, Bơ và một số sản phẩm rau, quả sau chế biến), tăng xuất khẩu trực tiếp, giảm tỷ trọng ủy thác; tiếp tục duy trì, tăng sản lượng, giá trị xuất khẩu vào 16 thị trường đã tiếp cận; mở rộng thị trường xuất khẩu sang một số nước EU, Nga, New Zealand…

     - Phấn đấu giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu năm 2020 đạt 160 triệu USD (tăng 6,49% so với năm 2019. Trong đó, sản phẩm nông nghiệp tham gia xuất khẩu ước đạt 139.163 tấn, giá trị đạt trên 151 triệu USD; xuất khẩu mặt hàng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt trên 8,2 triệu USD) , đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh, tăng thu ngân sách cho địa phương.

     2. Kế hoạch xuất khẩu

     2.1. Sản phẩm trái cây

     Số lượng sản phẩm trái cây tham gia xuất khẩu dự kiến đạt 25.500 tấn, tăng 22,6% so với năm 2019. Giá trị tham gia xuất khẩu phấn đấu đạt 18,8 triệu USD. Một số sản phẩm trái cây chủ yếu:

     Sản phẩm Xoài tham gia xuất khẩu đạt 7.500 tấn, giá trị ước đạt 4,8 triệu USD; Thời gian thu hoạch: từ tháng 5 đến tháng 8 năm 2020. Thị trường: Trung Quốc, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc....

     Sản phẩm Nhãn tham gia xuất khẩu tương đương 7.900 tấn quả tươi, giá trị tham gia xuất khẩu ước đạt 09 triệu USD; thời gian thu hoạch: từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2020; Thị trường: Trung Quốc, Úc, Cam Pu Chia, Nhật Bản, Hàn Quốc...;

     -  Sản phẩm Chanh Leo tham gia xuất khẩu đạt 2.300 tấn, giá trị tham gia xuất khẩu ước đạt 2,7 triệu USD; Thị trường: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU;

     -  Sản phẩm Chuối tham gia xuất khẩu đạt 6.500 tấn, giá trị tham gia xuất khẩu ước đạt 1,2 triệu USD; xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản...;

     -  Sản phẩm Mận Hậu tham gia xuất khẩu đạt 950 tấn, giá trị tham gia xuất khẩu ước đạt 700 nghìn USD; thị trường Trung Quốc, Campuchia...;

     2.2. Nông sản chế biến và nông sản khác

     Dự kiến số lượng sản phẩm nông sản chế biến và nông sản khác tham gia xuất khẩu năm 2020 đạt trên 113.600 tấn, giá trị phấn đấu đạt 133 triệu USD. Một số mặt hàng chủ yếu:

     Sản phẩm Chè tham gia xuất khẩu dự kiến đạt 8.500 tấn, giá trị tham gia xuất khẩu ước đạt 22 triệu USD; Thị trường Đài Loan, Pakistan, Apganistan, UAE, Nhật Bản...

     Sản phẩm Cà phê tham gia xuất khẩu ước đạt 26.500 tấn; giá trị tham gia xuất khẩu khoảng 67,76 triệu USD; Thị trường EU, Bắc Mỹ, Hoa Kỳ, UAE, một số nước Trung Đông và Asean.

     - Sản phẩm Tinh bột sắn tham gia xuất khẩu đạt khoảng 60.000 tấn, giá trị tham gia xuất khẩu ước đạt 27 triệu USD; Thị trường: Trung Quốc.

     -  Sản phẩm Cao su tham gia xuất khẩu 2.000 tấn mủ cao su sau chế biến với giá trị xuất khẩu khoảng 2,9 triệu USD; Thị trường Đài Loan, Trung Quốc;

     2.3. Sản phẩm công nghiệp

     Tổng giá trị hàng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tham gia xuất khẩu năm 2020 dự kiến đạt trên 8,2 triệu USD. Các mặt hàng chủ yếu:

    -   Sản phẩm xi măng tham gia xuất khẩu ước đạt 200.000 tấn; Giá trị tham gia xuất khẩu khoảng 6,6 triệu USD. Thị trường xuất khẩu: Lào, Trung Quốc;

    -   Điện thương phẩm: giá trị điện thương phẩm tham gia xuất khẩu ước đạt 300 nghìn USD. Thị trường xuất khẩu: Lào (qua trạm Lóng Sập).

    -   Sản phẩm Dệt may: Giá trị tham gia xuất khẩu khoảng 900 nghìn USD. Thị trường xuất khẩu: Ấn Độ.

     3. Chỉ tiêu xuất khẩu của các huyện, thành phố

     Phát huy những kết quả, thành tích đã đạt được trong năm 2019, khai thác những tiềm năng lợi thế của từng huyện, từng loại sản phẩm, các huyện, thành phố cụ thể hóa, triển khai, thực hiện hoàn thành, hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2020 giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu là 160 triệu USD, cụ thể theo huyện, thành phố như sau:

     3.1.Thành phố Sơn La: Giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu ước đạt 29,66 triệu USD. Một số mặt hàng chủ yếu:

     -   Sản phẩm Chanh leo (50 tấn, giá trị ước đạt 59 nghìn USD), mận hậu (200 tấn, giá trị ước đạt 147 nghìn USD);

     -   Sản phẩm bán cho Nhà máy chế biến xuất khẩu: Cà phê nhân (11.500 tấn, giá trị 29,4 triệu USD).

     3.2. Huyện Mai Sơn: Giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu ước đạt 63,8 triệu USD. Một số mặt hàng chủ yếu:

     -  Trái cây: Xoài (2.000 tấn, giá trị 1,28 triệu USD), Nhãn (2.600 tấn, giá trị 2,9 triệu USD), Thanh long (100 tấn, giá trị 125 nghìn USD), Chanh leo (650 tấn, giá trị 763 nghìn USD);

     -  Sản phẩm bán cho Nhà máy chế biến xuất khẩu: Cà phê nhân (9.750 tấn, giá trị 24,93 triệu USD), Sản phẩm sắn (quy ra tinh bột sắn 44.500 tấn, giá trị 20,02 triệu USD); Mía trồng trên địa bàn huyện bán cho Nhà máy sản xuất đường (quy ra đường kết tinh 15.000 tấn, giá trị ước đạt 07 triệu USD).

     -  Sản phẩm công nghiệp: Xi măng (200.000 tấn, giá trị ước đạt 6.6 triệu USD).

     3.3. Huyện Sông Mã: Giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu ước đạt 4,51 triệu USD. Một số mặt hàng chủ yếu:

     -  Trái cây: Quả Xoài (800 tấn, giá trị 512 nghìn USD); Quả Nhãn (3.230 tấn, giá trị 3,68 triệu USD);

     -  Sản phẩm bán cho Nhà máy chế biến xuất khẩu: Sản phẩm Sắn (quy ra tinh bột sắn 500 tấn, giá trị 225 nghìn USD).

     3.4. Huyện Yên Châu: Giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu ước đạt 7,1 triệu USD. Một số mặt hàng chủ yếu:

     -  Trái cây: Xoài (2.060 tấn, giá trị ước đạt 1,31 triệu USD), Quả Nhãn (1.700 tấn, giá trị ước đạt 1,93 triệu USD), Mận hậu (350 tấn, giá trị 256 nghìn USD), Chuối (2.500 tấn, giá trị 460 nghìn USD);

     -  Sản phẩm bán cho Nhà máy chế biến xuất khẩu: Sản phẩm Chè (500 tấn, giá trị ước đạt 1,29 triệu USD); Cà phê (550 tấn, giá trị 1,4 triệu USD).

     3.5. Huyện Thuận Châu: Giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu ước đạt 18,77 triệu USD. Một số mặt hàng chủ yếu:

     - Trái cây: Xoài (40 tấn, giá trị 26 nghìn USD), Chanh leo (250 tấn, giá trị 293 nghìn USD), Sơn Tra (20 tấn, giá trị 20 nghìn USD);

    -  Sản phẩm bán cho Nhà máy chế biến xuất khẩu: Chè (1.500 tấn, giá trị ước đạt 3,88 triệu USD), Cà phê (4.000 tấn, giá trị ước đạt 10,22 triệu USD), Sắn (quy ra tinh bột sắn 3.000 tấn, giá trị 1,35 triệu USD),.

     -  Cao su (sản phẩm của Nhà máy chế biến mủ cao su): 2.000 tấn mủ cao su sau chế biến/năm, với giá trị xuất khẩu khoảng 2,9 triệu USD; Thị trường: Đài Loan, Trung Quốc;

     3.6. Huyện Mường La: Giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu 5,16 triệu USD. Một số mặt hàng chủ yếu:

     Trái cây: Xoài (1.600 tấn, giá trị ước đạt 1,02 triệu USD), Nhãn (20 tấn, giá trị 23 nghìn USD), Chuối (3.500 tấn, giá trị 648 nghìn USD), Sơn Tra (20 tấn, giá trị 20 nghìn USD), Mận (100 tấn, giá trị 75 nghìn USD), Chanh leo (60 tấn, giá trị 70 nghìn USD);

     -  Sản phẩm bán cho Nhà máy chế biến xuất khẩu: Sắn (quy ra tinh bột sắn 4.000 tấn, giá trị 1,8 triệu USD); Cá Tầm và Trứng cá Tầm (200 tấn, giá trị 1,5 triệu USD).

     3.7. Huyện Quỳnh Nhai: Giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu 243 nghìn USD. Một số mặt hàng chủ yếu:

     -   Trái cây: Chuối (500 tấn, giá trị 93 nghìn USD);

     -   Mặt hàng dệt may xuất khẩu giá trị 150 nghìn USD.

     3.8. Huyện Bắc Yên: Giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu 586 nghìn USD. Một số mặt hàng chủ yếu:

     -    Trái cây: Xoài (200 tấn, giá trị 128 nghìn USD), Sơn Tra (20 tấn, giá trị 20 nghìn USD);

     -    Sản phẩm sắn bán cho Nhà máy chế biến xuất khẩu: Chè (70 tấn, giá trị ước đạt 182 nghìn USD); Cà phê (100 tấn, giá trị ước đạt 256 nghìn USD).

     3.9. Huyện Phù Yên: Giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu ước đạt 3,47 triệu USD. Một số mặt hàng chủ yếu:

     -  Trái cây: Chanh leo (150 tấn, giá trị 176 nghìn USD); Sơn Tra (20 tấn, giá trị 20 nghìn USD);

     Sản phẩm bán cho Nhà máy chế biến xuất khẩu: Chè (70 tấn chè búp khô, giá trị 145 nghìn USD); Sắn (quy ra tinh bột sắn 5.000 tấn, giá trị 2,25 triệu USD)…

     Sản phẩm dệt may ước đạt 850 nghìn USD. Thị trường xuất khẩu: Ấn Độ… 3.10. Huyện Sốp Cộp: Giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu ước đạt 2,13

triệu USD. Một số mặt hàng chủ yếu: Sản phẩm bán cho Nhà máy chế biến xuất khẩu: Chè (60 tấn, giá trị ước đạt 155 nghìn USD); Sắn (quy ra tinh bột sắn 1.000 tấn, giá trị 450 nghì n USD); Cà phê nhân (600 tấn, giá trị 1,53 triệu USD),...

     3.11. Huyện Mộc Châu: Giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu ước đạt 19,59 triệu USD. Một số mặt hàng chủ yếu:

    - Trái cây: Xoài (800 tấn, giá trị 512 nghìn USD), Nhãn (350 tấn, giá trị 400 nghìn USD), Chanh leo (750 tấn, giá trị 880 nghìn USD), Mận hậu (200 tấn, giá trị 147 nghìn USD);…

     Sản phẩm bán cho Nhà máy chế biến xuất khẩu: Chè (5.000 tấn, giá trị 12,94 triệu USD); Sắn (quy ra tinh bột sắn 1.000 tấn, giá trị 450 nghìn USD), Tơ tằm (13 tấn, giá trị 660 nghìn USD), Lõi ngô ép, than sinh học (290 tấn, giá trị 310 nghìn USD); rau các loại (700 tấn, giá trị ước đạt 750 nghìn USD)…

     3.12. Huyện Vân Hồ: Giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu ước đạt 4,32 triệu USD. Một số mặt hàng chủ yếu:

     - Trái cây: Chanh leo (50 tấn, giá trị 59 nghìn USD);

     Sản phẩm bán cho Nhà máy chế biến xuất khẩu: Chè (1.300 tấn, giá trị ước đạt 3,36 triệu USD); Sắn bán cho Nhà máy chế biến xuất khẩu (quy ra tinh bột sắn 1.000 tấn, giá trị 450 nghìn USD); Rau các loại (400 tấn, giá trị 450 nghìn USD).

     4. Một số giải pháp đẩy mạnh sản xuất, chế biến và xuất khẩu

     4.1. Xây dựng vùng nguyên liệu

     Xây dựng vùng nguyên liệu đáp ứng nhu cầu thị trường và xuất khẩu. Quản lý chặt chẽ quy trình kỹ thuật chăm sóc, thu hái, bảo quản, sơ chế, chế biến nông sản; các doanh nghiệp, HTX đã ký cam kết thực hiện mã vùng trồng, tiếp tục xây dựng các mã vùng trồng mới năm 2020; Quản lý chặt chẽ quy trình sản xuất nông nghiệp an toàn (VietGAP, GlobalGAP).

     4.2. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu

     - Xây dựng kế hoạch xúc tiến thương mại tỉnh Sơn La năm 2020; tổ chức chuỗi sự kiện quảng bá, xúc tiến tiêu thụ, xuất khẩu năm 2020.

     Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn của Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và PTNT (Cục Xuất nhập khẩu, Các vụ thị trường, Tham tán thương mại, Cục bảo vệ thực vật, Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản...); các cơ quan thông tin truyền thông, báo chí trung ương và địa phương đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm chủ lực của tỉnh Sơn La.

     Khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, HTX quảng bá, gửi mẫu sản phẩm chào hàng, tham gia các hội chợ, triển lãm thương mại quốc tế, kết nối giao thương giữa Việt Nam với các nước; Tăng cường liên kết với các doanh nghiệp xuất khẩu của các tỉnh (Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Phòng...) để xuất khẩu nông sản.

     4.3. Nâng cao năng lực đơn vị thu gom và tổ chức xuất khẩu

     Xây dựng mô hình, hình thành và phát triển các đơn vị thu gom có đủ năng lực (kho lạnh, cơ sở sơ chế, phân loại, đóng gói, bao bì, phương tiện vận chuyển chuyên dụng) bao tiêu và ký kết với đơn vị chế biến, xuất khẩu; Tạo môi trường thuận lợi và xây dựng vùng nguyên liệu ổn định, để các nhà máy chế biến nông sản đã thực hiện đầu tư trên địa bàn tỉnh ổn định sản xuất, phát huy hiệu quả, mang lại lợi ích, thu nhập cho người dân, doanh nghiệp, góp phần tăng thu ngân sách địa phương.

     Tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức, năng lực quản trị - kinh doanh (nghiên cứu, tiếp cận thị trường; các quy định thương mại quốc tế; phát triển thương hiệu sản phẩm Sơn La; kỹ thuật sơ chế, bảo quản, đóng gói, thiết kế nhãn mác, bao bì sản phẩm...) cho các doanh nghiệp, HTX, người lao động sản xuất, thu gom, sơ chế, chế biến hàng hóa xuất khẩu.

     4.4. Thu hút đầu tư cơ sở sơ chế, chế biến, xuất khẩu

     Đôn đốc chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ hoàn thành nhà máy chế biến nông sản xuất khẩu trên địa bàn huyện Vân Hồ, Mộc Châu (Công ty chế biến xuất khẩu nông sản công nghệ cao SI Vân Hồ, Công ty TNHH Mộc Châu Farm, Nhà máy chế biến quả và đồ uống nước hoa quả công nghệ cao của Công ty Cổ phần chế biến thực phẩm công nghệ cao...).

     Tiếp tục thu hút các doanh nghiệp đầu tư các nhà máy chế biến, bảo quản để kéo dài thời gian sử dụng, kéo dài thời gian tham gia xuất khẩu, nâng cao giá trị của sản phẩm tham gia xuất khẩu. Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, bàn giao mặt bằng cho các nhà đầu tư để xây dựng nhà máy chế biến nông sản, sản phẩm quả: Công ty CP Green Parth, Công ty CP thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao, Tập đoàn T&T (xây dựng các nhà máy chế biến quả trên địa bàn Mộc Châu, Yên Châu, Mai Sơn); Nhà máy tinh bột sắn huyện Sông Mã, Nhà máy tinh bột sắn huyện Thuận Châu.

     4.5. Nâng cao hiệu quả công tác phân tích, dự báo thị trường

     Nâng cao hiệu quả công tác Tổ nghiên cứu, phân tích và dự báo thị trường thuộc Ban Chỉ đạo 598, chủ động nắm chắc thông tin thị trường, giá cả phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh tiêu thụ và xuất khẩu.

     Chủ động cập nhật các thông tin, quy định của Nhà nước, Bộ ngành trung ương và các nước nhập khẩu sản phẩm hàng hóa của tỉnh Sơn La nhằm định hướng sản xuất, sản phẩm sản xuất ra đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

     4.6. Hoàn thiện cơ chế, chính sách

   Tham mưu HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết về chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh (thay thế Nghị quyết số 76/2018/NQ-HĐND, ngày 04/4/2018 của HĐND tỉnh) theo Kế hoạch tổ chức các kỳ họp năm 2020 của HĐND tỉnh số 171/KH-HĐND, ngày 06/12/2019.


 

Tác giả: Tuấn Ngọc